Chú thích Đền Hiển Trung

  1. Theo Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, tr. 156 và 219.
  2. Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt long hưng chí, Nhà xuất bản Văn học, 1993, tr. 212.
  3. Về sau, sách Quốc triều sử toát yếu cũng đã chép rằng: "Năm Giáp Tý (1804) tháng 6 (âm lịch), (nhà vua) sắc cho bộ Lễ bàn định về việc 1015 người tử tế được dự tế trong đền Hiển Trung, giao cho các quan trấn chế bàn vị mà thờ" (phần "Chính biên", tr. 88). Những "người tử tế" ở đây, theo Vương Hồng Sển, đó là những "tử sĩ liều mình vì nước trong các trận chống Tây Sơn" (Sài Gòn năm xưa, tr. 155).
  4. Gia Định thành thông chí (quyển 6: Thành trì chí, mục: "Trấn Phiên An") in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3), tr. 279.
  5. Huỳnh Minh (Gia Định xưa, tr. 55) ghi là 1846, Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 218) ghi là 1847.
  6. Ô Ma có lẽ là từ nửa gốc Khmer nửa gốc Pháp. Ô là "vũng, bàu", Ma do từ tổ Camp aux Mares (trại lính nơi có nhiều ao). Thời thuộc Pháp, đây là khu quân sự của họ. Về sau, thuộc Tổng nha Cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, là cơ quan của Bộ Công an, thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (theo PGS. TS. Lê Trung Hoa và Nguyễn Đình Tư, Sổ tay địa danh Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ, 2012, tr. 145).
  7. 1 2 Sài Gòn năm xưa, tr. 156.
  8. Sài Gòn năm xưa, tr. 156 và tr. 219.
  9. Trước 1975, Sài Gòn có hai đường Võ Tánh: một thuộc Phú Nhuận (gần khu mộ Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ), một là phần thuộc quận 1 của đường Nguyễn Trãi hiện nay.
  10. Căn cứ lời kể của Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 219) và Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2007.
  11. Nguyễn Tấn Huyên (? - 1801), không rõ thân thế, chỉ biết khi Võ Tánh tuẫn tiết trong thành Bình Định, ông cũng nhảy vào lửa chết theo nên được thờ chung (Quốc triều sử toát yếu, tr. 65).
  12. Mạn Hòe là một võ tướng của chúa Nguyễn, mang quốc tịch Pháp, đã tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn tại Thất Kỳ Giang (tức sông Ngã BảyCần Giờ, Sài Gòn) vào năm Nhâm Dần (1782). Theo Nguyễn Lương Bích- Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, xb Quân đội Nhân dân, 1977, tr. 66.
  13. Lược ghi theo Gia Định xưa, tr. 53-55.
  14. Sách đã dẫn, tr. 279.
  15. Theo Trương Vĩnh Ký, "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận" (Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích) in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), Nhà xuất bản Thanh Niên, 2011, tr. 112. Chữ trong ngoặc là nguyên văn của tác giả.
  16. Thành phố bất khuất, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 145.
  17. Gọi là chùa Ao, vì ngôi miễu nằm giữa hai hồ sen. Có khi quân Pháp gọi là "temple des Grands Dignitaires" (đền thờ của các chức sắc lớn). Xem: .
  18. Léopold Pallu, Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861. Nói thêm: Nước ao dơ bẩn, vì lúc đó sen đã tàn lụi hết. "Caiman" là tên của một loại cá sấu.